Nhìn trên sơ đồ chúng ta thấy có rất rất nhiều giống cà phê, Trong vô số những giống cà phê trên, không phải loại nào cũng có hàm lượng cafeine như cà phê chúng ta vẫn hay dùng để làm thức uống. Các giống cà phê này đều được phát triển từ 03 giống cà phê chính, phổ biến trên Thế giới và ở Việt Nam đó là Liberica, Arabica và Robusta.
1.Arabica – Đặc tính làm nên chất lượng
Cây Arabica có tán lá lớn, lá nhỏ, màu xanh đậm và có hình oval giống như lá chè nên còn được gọi là cà phê chè bởi chúng gần giống như một loại chè ở Việt Nam. Chúng thường sống và phát triển tốt nhất ở độ cao 1000 – 1500m trên mực nước biển, với nhiệt độ tối ưu khoảng 15 – 24°C.
Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 2.5 đến 4.5m, nếu để mọc hoang dã có thể cao hơn 10m. Quả cà phê Arabica hình bầu dục, có 2 hạt. Với hương vị đặc trưng và quyến rũ, Arabica có thể đem lại giá trị kinh tế cao.
Việt Nam nằm trong những quốc gia với khí hậu nhiệt đới, chỉ có những vùng có địa hình cao, nhiệt độ ổn định quanh năm như Đà Lạt mới có khả năng trồng và kinh doanh Arabica. Do vậy, năng suất của Arabica ở Việt Nam so với những loại cà phê khác lại không bằng, khả năng chống chịu sâu bệnh cũng không được tốt cho nên sản lương Arabica tại Việt Nam không cao.
2.Robusta – Giống cà phê phổ biến nhất tại Việt Nam
Trên thế giới, Robusta chỉ chiếm sản lượng khoảng 30% nhưng chúng là loại cà phê quan trọng thứ 2 chỉ sau Arabica. Rất nhiều loại cà phê được sản xuất từ Robusta. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này. Cây sống và thích nghi tốt với nhiệt độ môi trường 24 – 29°C.
So với Arabica thì Robusta cần nhiều ánh sáng hơn. Hạt cà phê Robusta nhỏ và có hình tròn, hàm lượng cafeine trong Robusta cao hơn hẳn so với Arabica, chính vì thế chúng có một vị đắng rất đặc trưng.
Robusta có năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt lại có điều kiện phát triển không mấy khó khăn đặc biệt đối với Việt Nam. Tuy xét về mùi hương thì không được bằng Arabica và vị thì khá đắng nhưng Robusta cũng chiếm một vị thế quan trọng trong ngành cà phê bởi vị đắng đặc trưng này.
3.Liberia - Cà phê Mít
Cây cao 2m -5m, Thân, lá và quả đều to. Do lá to, xanh đậm nhìn xa như cây mít nên còn gọi là cà phê mít. Cây chịu hạn tốt, ít cần nước tưới nên thường trồng quảng canh. Tuy nhiên do năng suất kém, có vị chua nên không được ưa chuộng và phát triển diện tích.
Hạt cà phê mít thường được trộn vào với cà phê Arabica và Rosbuta chè khi rang xay để tạo hương vị.
Cà phê mít thường hợp với gu của người châu Âu, các loại cà phê hòa tan theo gu châu Âu thường có tỉ lệ cà phê mít nhiều nên thường có vị chua đặc trưng